Diễn đàn của lớp QH14B
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Lịch sử QHQT

3 posters

Go down

Lịch sử QHQT Empty Lịch sử QHQT

Bài gửi by Mai Dung_QH14B Mon Nov 30, 2009 2:46 pm

http://www.mediafire.com/?tmnumomnxvz
Câu 1 : Qua cuộc CM Công nghiệp Anh em hãy phân tích những ảnh hưởng của nó
đến đời sống QHQT từ giữa TK18 đến TK19.Liên hệ đến hiện nay



Trả lời:


1- CMCN đã tạo ra máy móc thay cho LĐ thủ công ,công xưởng thì thay cho
công trường thủ công,làm cho lực lượng sản xuất có bước nhảy vọt.Do vậy,quan hệ
sản xuất TBCN được xác lập vững chắc,làm cho phương thức sản xuất TBCN đã thực
sự chiến thắng phương thức sản xuất PK



2- CMCN diễn ra đầu tiên ở Anh có 1 tầm quan trọng rất lớn đối với Thế Giới
vì : Toàn bộ CMCN này biến toàn bộ nông dân thành công nhân và trở thành thị
dân



3- Máy móc được áp dụng ngày càng nhiều.Vì vậy đã hình thành nên các trung
tâm Công Nghiệp --> các thành phố lớn ra



Do lao động ở nông thôn chuyển sang thành thị --> các khu
công nghiệp mọc ra càng ngày càng nhiều.Đội quân làm thêm cho giai cấp TB ngày
càng tăng



4- CMCN đã loại trừ giai cấp tiểu TS và quy hết toàn bộ sự khác biệt giữa
thành thị với nông thôn.Từ đó hình thành lên 2 giai cấp đối lập nhau là giai
cấp TS và giai cấp vô sản



-Sản phẩm quan trọng nhất của cuộc CMCN là sản sinh ra giai cấp vô sản,những người vô sản là những người đầu tiên đầu tranh với giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng tăng về mặt số
lượng.Vì vậy có thể nói rằng nền sản xuất đại Công Nghiệp là sản sinh ra giai cấp
vô sản



-CMCN làm cho lực lượng sản xuất tăng lên,giai cấp vô sản là đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến.Do đó cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh có ý nghĩa ngang với cuộc cách mạng chính trị ở
nước Pháp



5-
CMCN quyết định giai cấp vô sản trở thành 1 lực lượng ổn định độc lập trong dân cư như đánh giá của Ăng ghen:” Từ giờ ai sinh ra là kẻ LĐ thì không có tiền đồ nào khác vì suốt đời là những kẻ vô sản.Nhưng cũng từ giờ và lần đầu tiêng giai cấp vô sản mới có thể tiến hành cuộc vận động độc lập của mình.Công nghiệp nhỏ tạo ra giai cấp tư sản,Công Nghiệp lớn tạo ra giia cấp vô sản “



6- CMCN giúp cho giai cấp tư sản bóc lột ngày càng nhiều,đời sống công nhân ngày càng khó khăn do có sự bần cùng hóa.Vì vậy mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp diễn ra rất quyết liệt.Trong cuộc đấu
tranh giai cấp những công nhân công xưởng,con đầu lòng của CMCN ngay từ đầu đến nay là hạt nhân của phong trào công nhân.Còn các bộ phận khác đi theo phong trào chỉ là các thành viên nhất định



---> giai cấp vô sản công nghiệp phát triển được tập trung đông đảo trong các khu công nghiệp và vì vậy tạo điều kiện cho họ giác ngộ về sức mạnh và tình đoàn kết giai cấp,nhận rõ kẻ thù của mình.Công nhân công nghiệp là những người lâu đời nhất,đông đảo nhất, có trí tuệ cao nhất và vì vậy họ cũng không phải là những người an phận nhất.Do đó không cam chịu sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản.Họ đứng lên đấu tranh CM để giành lấy chính quyền,xây dựng lên 1 Nhà Nước kiểu mới.Đó là Nhà Nước vô sản(đầu tiên ở Pháp-->hoàn hảo nhất ở CMT10-->sau đó đến 1 số nước Đông Âu và châu Phi)





Câu 2
: Hãy phân tích về QHQT từ Hội nghị Viên đến công xã Paris
và từ công xã Paris
đến năm 1914



Trả lời


1- Hội nghị Viên và hệ thống quốc tế Viên


-9/11/1799 (ngày 18 tháng sương mù) 1 viên sĩ quan tên là Boonapride tiến hành cuộc đảo chính và từ đó lập nên chính quyền Boonapride thành lập nên đế chế (1804-1815) xưng tên là Naponeon I


-Naponeon I tiến hành cuộc chiến tranh trong toàn bộ châu Âu,nhằm thiết lập ảnh hưởng lên toàn bộ châu Âu,đồng thời mở rộng thị trường cho Pháp.Vì vậy các chính phủ ở các nước: Anh, Nga, Áo , Phổ đã 8 lần tổ chức sự liên kết để chống lại Naponeon nhưng không thành


--> Từ đó hình thành nên trật tự Pháp


-1812 Naponeon đã làm chủ gần như trên toàn bộ đất châu Âu ( với diện tích 10,5 triệu km2)


-Sau 8 lần Áo, Anh, Nga,Phổ đánh Pháp không thành,các thế lực phong kiến ở chấu Âu lúc bấy giờ muốn phục hồi thế lực của mình đã liên minh để đánh đuổi Pháp ra khỏi đất nước của mình,bắt Naponeon thoái vị và đi đày tại đảo Elerber (Địa Trung Hải). Sau đó Naponeon lại trốn thoát trở về châu Phi


-20.3.1815 :
ông ta lại giành lại chính quyền ở Pháp,bắt đầu tập trung lực lượng để đánh các
nước châu Âu lại lần nữa.Trước bối cảnh đó,các nước liên minh châu Âu lại kết
hợp lại với nhau đánh bại Naponeon tai Waterlo (Bỉ) vào ngày 18//6/1815.Naponeon bị bắt và đầy đi đảo
Xanhhêlen (Đại Tây Dương) và bị chết



* Hội nghị Viên 1815


-1814 : Các
nước bị Naponeon đánh bại đã họp lại với nhau với 3 mục đích



+ Chấn át
phong trào đấu tranh dân tộc ở châu Âu



Khôi phục
trật tự phong kiến ở các nước bị Naponeon đánh bại



+Củng cố
chiến thắng vừa giành được,ngăn cản sự ảnh hưởng của nước Pháp bằng hình thức
kiện toàn tất cả các quốc gia nằm bên cạnh nước Pháp với mục đích thành lập 1
lực lượng phòng thủ bao vây nước Pháp



+ Chia nhau
đất đai ở châu Âu,các thuộc địa của Pháp
đã chiếm đóng được trước đây.Với mục đích xây dựng nước Áo,Anh,Nga,Phổ trở
thành nước lớn và không đếm xỉa đến lợi ích của các dân tộc khác.Cuối cùng hội
nghị Viên này thất bại vì các nước không
thống nhất với nhau.Sau đó Naponeon trở về,các nước này hoãn việc họp và tập
trung lại đánh Naponeon



-9/6/1815:
Hiệp ước Viên được ký kết với nội dung chủ yếu sau:



+Pháp phải
thu lại biên giới như hồi trước CM,phải bồi thường sau chiến tranh : 700 triệu
frăng chiến phí và để cho 15 vạn quân Đồng Minh chiến thắng và đóng vào đó
trong 3 năm



+Thiết lập 1
lũy phòng thủ chống Pháp ở châu Âu



+Phân chia
châu Âu và thuộc địa giữa các nước chiến thắng và chia lại bản đồ châu Âu,thiết lập lại chính quyền PK và vì
vậy dẫn đến 1 loạt các quốc gia bị chia cắt.Và kể từ đấy châu Âu lại quay lại
chế độ PK



* Đồng minh thần thánh


-Sau năm
1815, Pháp không còn là mối đe dọa của các nước ở châu Âu nữa,dưới sự cai trị
của chính quyền PK châu Âu,giai cấp tư sản ở các nước này đã không chịu với sự
cai trị đó và nổi dậy đấu tranh để chống lại chế độ PK.Vì vậy giai cấp tư sản ở
các nước Nga,Áo,Phổ đã dựng ra liên kết với nhau thành lập 1 liên minh với tên
“ Đồng minh thần thánh”.Thực chất của đồng minh này là chống lại các phong trào
giải phóng dân tộc của các nước vừa mang tính phản động đồng thời cũng là 1 tổ
chức tích cực



-T11.1815:
Anh lại đề xuất thành lập 1 tổ chức thứ 2 là “Đồng minh tứ cường” gồm
Anh,Nga,Áo,Phổ đã ký kết với nhau 1 biên bản quy định quyền can thiệp vũ trang
vào các nước khác mặc dù không có sự yêu cầu của nước sở tại và ngăn chặn sự
phục hồi của Pháp;đàn áp phong trào CM của các nước khác



-1830: Phong
trào CMTS lại nổ ra ở Pháp,Bỉ,Ba Lan và đồng minh thân thánh cũng như Liên minh
tứ cường đã bất lực trước sự lớn mạnh của CMTS



-1833:Tại
Muncher (Đức) các đại biểu các nước Nga,Phổ,Áo hợp với Anh nhằm xác định nguyên
tắc hoạt động của liên minh tứ cường nhưng Anh không đồng ý.Cuối cùng đồng minh
tứ cường bị tan rã



2-Công xã Pari

Sau cuộc Cách mạng Tháng Hai
năm 1848 lật đổ nền quân chủ của Lu-i Phi-lip và lập ra nền cộng hòa, tính cách
mạng của giai cấp tư sản Pháp vừa mới được thể hiện trong cuộc đấu tranh chống
phong kiến đã giảm sút và mất dần. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản
ngày càng quyết liệt và trầm trọng, trở thành mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội
Pháp giữa thế kỷ XIX. Trên thực tế, khi tiến hành cuộc Cách mạng 1848, giai cấp
tư sản Pháp chỉ nhằm đưa thêm nhiều phần tử tư sản vào bộ máy nhà nước (còn
nhiệm vụ cơ bản của cách mạng tư sản đã được giải quyết từ cuộc đại Cách mạng
Pháp năm 1789 cho đến giữa những năm 90 của thế kỷ XVIII). Trong khi đó, giai
cấp vô sản lại muốn đẩy cách mạng phát triển hơn nữa, muốn thực hiện tư tưởng
xã hội chủ nghĩa, tuy lúc đó còn mơ hồ.


Do vậy, chỉ không lâu sau
cuộc Cách mạng Tháng Hai, ngày 23-6-1848, hơn 4 vạn công nhân Pa-ri đã nổi dậy
khởi nghĩa, đòi thi hành sắc lệnh về quyền lao động. Đây là cuộc khởi nghĩa vũ
trang quy mô lớn đầu tiên của giai cấp vô sản chống lại chế độ tư bản, đồng
thời báo hiệu sự bùng nổ tất yếu của một cuộc cách mạng mới. Cuộc đấu tranh của
công nhân Pa-ri đã làm cho giai cấp tư sản hết sức lo sợ và tìm mọi cách chống
phá. Hàng nghìn công nhân bị bắn chết, 11 nghìn người bị bắt. Để bảo vệ quyền
lợi của mình, giai cấp tư sản Pháp đi vào con đường "hữu khuynh",
mong muốn có một chính quyền mạnh hơn, muốn dùng chính thể quân chủ thay cho
chính thể cộng hòa. Lợi dụng cơ hội đó, năm 1851, Lu-i Bô-na-pác, cháu của
Na-pô-lê-ông Bô-na-pác đã dựa vào lực lượng quân phiệt để làm cuộc đảo chính,
giải tán quốc hội, mở cuộc lùng bắt lớn trong toàn quốc. Một năm sau, ngày
2-12-1852, Lu-i Bô-na-pác tự phong là Hoàng đế, thiết lập nền Đế chế II.


Dưới thời Na-pô-lê-ông III,
nền công, thương nghiệp tư bản Pháp phát triển với tốc độ khá nhanh và quy mô
lớn. Nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu trong nước và tìm kiếm thị trường, Lu-i
Bô-na-pác liên tiếp tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược An-giê-ri, Đông
Dương... Trong khi đó, giai cấp công nhân và nông dân Pháp vẫn tiếp tục bị bóc
lột thậm tệ, phải sống trong cảnh đói khổ cùng cực, trí thức bị thất nghiệp
ngày một nhiều... Những mâu thuẫn mới trong xã hội Pháp bắt đầu xuất hiện. Cho
đến cuối những năm 60 của thế kỷ XIX, trong Đế chế II của nước Pháp, một cuộc
khủng hoảng sâu sắc đã chín muồi. Sự bất bình đối với chính sách của
Na-pô-lê-ông III ngày càng tăng lên. Trong thời gian này, phong trào đấu tranh
của công nhân lan rộng dưới sự lãnh đạo của Quốc tế I, tư tưởng xã hội chủ
nghĩa được truyền bá rộng rãi.


Nhằm củng cố địa vị đang bị
lung lay, Lu-i Bô-na-pác quyết định tiến hành cuộc chiến tranh với Phổ. Ngày
19-7-1870, Pháp tuyên chiến. Nhưng cũng chính trong cuộc chiến tranh này, sự
yếu kém của nền Đế chế II trước quân Phổ đã bị bộc lộ. Chỉ chưa đầy hai tháng
tiến hành chiến tranh, quân đội Pháp đã nhanh chóng bị quân Phổ đánh bại. Ngày
2-9-1870, tại Xê-đăng, Na-pô-lê-ông III đầu hàng. Gần 10 vạn quân Pháp bị bắt
làm tù binh. Nhân dân lao động Pháp, những người phải chịu gánh nặng của thuế
tiền và thuế máu cho cuộc chiến tranh khi nghe tin thất bại ở Xê-đăng đã vô
cùng căm phẫn. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pa-ri và các vùng lân cận, đưa tới
sự ra đời của Công xã Pa-ri.


Tối ngày 3-9-1870, giai cấp
công nhân và nhân dân lao động Pa-ri đã xuống đường hô vang khẩu hiệu
"đánh đổ đế chế", "nước Pháp muôn năm" và những đội ngũ công
nhân vũ trang được thành lập để bảo vệ thủ đô. Lo sợ chính quyền sẽ rơi vào tay
giai cấp vô sản, giai cấp tư sản đã nhanh chóng đứng ra thành lập chính quyền
của mình: Chính phủ lâm thời với tên gọi là "Chính phủ quốc phòng".
Song, trước sự tiến công ồ ạt của quân xâm lược, "Chính phủ quốc
phòng" đã không tổ chức phòng ngự để bảo vệ nước Pháp mà còn đồng ý nhường
Pa-ri cho Phổ hòng mượn tay quân Phổ tiêu diệt đội ngũ công nhân tự vũ trang
bảo vệ thủ đô. Tiếp đó, chính phủ này lại chấp nhận điều kiện giảng hòa của Phổ
là cắt hai tỉnh An-dát và Lô-ren cho Phổ, chịu nộp 5.000 triệu phrăng tiền bồi
thường chiến tranh, để một số pháo đài ở Pa-ri cho quân Phổ chiếm đóng.


Trước hành động "phản
quốc" của chính phủ và giai cấp tư sản, nhân dân lao động Pa-ri hết sức
căm phẫn. Chỉ vài ngày sau, 20 tiểu đoàn gồm khoảng 3 vạn người do giai cấp
công nhân và nhân dân lao động thành lập và tự góp tiền mua vũ khí trang bị,
sẵn sàng chống lại quân Phổ đang tiến về Pa-ri. Trong những ngày này, lần đầu
tiên ở Pa-ri đã xuất hiện những khẩu hiệu "Cộng hòa thế giới muôn năm",
"Nhân loại đoàn kết lại"... Hoảng sợ trước không khí đấu tranh hừng
hực của Pa-ri lao động, từ đêm 17 tháng 3 cho tới ngày hôm sau, quân đội của
chính phủ mới theo lệnh của Chi-e định cướp lấy đại bác của Vệ quốc quân.
Nhưng, ngay lập tức, hàng đoàn công nhân cùng vợ con họ đã xuống đường, chặn
binh lính không cho cướp đại bác. Trước hành động dũng cảm đó, binh lính bắt
đầu ngả về phía nhân dân, đoàn kết với quân đội Vệ quốc. Chính phủ Chi-e biết
không thể tước nổi vũ khí của thành phố Pa-ri cách mạng nên đã vội vã rút chạy
về Véc-xay để tập hợp lực lượng chống lại Pa-ri.


Chiều ngày 18 tháng 3, quân
Vệ quốc chiếm được tất cả những cơ quan đại hành chính công cộng. Cờ đỏ(2)
tung bay trên nóc Tòa thị chính và trụ sở Bộ Chiến tranh. Cuộc cách mạng vô sản
đầu tiên trên thế giới đã giành thắng lợi giòn giã. Ở Pa-ri, chính quyền đã nằm
trong tay Ủy ban Trung ương quân đội Vệ quốc do công nhân và nhân dân lao động
vũ trang bầu ra.


Đến ngày 26-3, lần đầu tiên
trên thế giới, nhân dân lao động Pa-ri đã nô nức kéo nhau đi bầu cử Hội đồng
Công xã, chọn những người đại diện cho chính mình.


Ngày 28-3-1871, Công xã
chính thức tuyên bố thành lập. Nhân dân Pa-ri tưng bừng đón chào Hội đồng Công
xã - mừng ngày giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.


Ngay sau khi ra đời, Công xã
đã bắt tay vào xây dựng một chính quyền hoàn toàn mới. Cơ quan quyền lực tối
cao là Hội đồng Công xã do nhân dân lao động bầu lên bằng hình thức phổ thông
đầu phiếu và vì lợi ích của nhân dân. Hội đồng Công xã bao gồm nhiều thành phần
theo cơ cấu. Lúc đầu, Hội đồng Công xã có 85 ủy viên, trong đó có 21 người là
đại diện của giai cấp tư sản, nhưng sau đó những người phản bội đã bỏ trốn. Hội
đồng Công xã còn lại 30 đại biểu của công nhân, trí thức dân chủ... Như vậy,
Hội đồng Công xã bao gồm những đại biểu của nhân dân lao động Pa-ri, trong đó
công nhân đóng vai trò lãnh đạo. Những ủy viên nào không được nhân dân tín
nhiệm nữa thì có thể bị bãi miễn. Hội đồng Công xã cũng ban bố luật pháp và tổ
chức ra 10 ủy ban để thi hành pháp luật. Mỗi ủy ban do một ủy viên Hội đồng
Công xã làm chủ tịch... Điều đó cho thấy, nhiệm vụ cách mạng và tính chất nhà
nước của Công xã đã thể hiện là Nhà nước của giai cấp vô sản, kết hợp giữa
quyền lập pháp và hành pháp.


Công xã đã tập trung giải
quyết hai nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng là vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp.
Trong đó, nhiệm vụ dân tộc là giải phóng nước Pháp khỏi quân Phổ và nhiệm vụ
giai cấp là giải phóng công nhân khỏi ách thống trị của tư bản. Trước khi thành
lập Hội đồng Công xã, những nhiệm vụ này do Ủy ban Trung ương 20 quận Pa-ri và
sau đó là Ủy ban Trung ương quân đội Vệ quốc tổ chức thực hiện. Ngoài việc ấn
định ngày tuyển cử, Ủy ban Trung ương quân đội Vệ quốc còn ban hành một số
quyết định có tính chất nhà nước như bãi bỏ quân đội thường trực và các đội
đồng quân pháp, tuyên bố ân xá và phóng thích phạm nhân chính trị, công bố tự
do báo chí, kéo dài kỳ hạn trả nợ thêm một tháng...


Đồng thời với những việc làm
trên, sau khi thiết lập được chính quyền mới với cơ quan quyền lực tối cao là
Hội đồng, Công xã đã tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước mới thể hiện trên tất
cả các lĩnh vực quân sự, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục...


Nhiệm vụ được tiến hành
trước tiên của Công xã là về mặt quân sự. Công xã ban hành sắc lệnh thực hiện
vũ trang toàn dân; nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ nền chính trị mới của Công xã.
Cảnh sát trước kia vốn là công cụ của chính phủ trung ương thì nay đã bị tước
đoạt hết chức năng chính trị cũ của nó và biến thành cơ quan của Công xã, chịu
trách nhiệm và có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào. Việc giữ gìn trật tự an ninh
thủ đô cách mạng do công nhân vũ trang đảm nhiệm.


Vừa tổ chức lại quân đội,
Công xã cũng bắt tay vào xây dựng các cấp quản lý chính quyền mang tính chất
dân chủ vô sản và chuyên chính vô sản. Những nhân viên trong chính quyền mới
đều do dân bầu ra và phải chịu trách nhiệm trước dân. Nhân dân có quyền bãi
miễn họ. Công xã còn quy định mức lương của các nhân viên nhà nước từ trên
xuống dưới đều không vượt quá mức lương của công nhân. Bản thân những ủy viên
Hội đồng Công xã cũng chỉ nhận số tiền lương hằng ngày là 15 phrăng tức là
5.475 phrăng một năm(3). Các ủy viên Công xã phải đảm nhiệm nhiều
chức vụ và trách nhiệm của họ rất nặng nề, nhưng về mặt lương bổng không được
cấp thêm một thứ gì nữa dù có kiêm nhiệm thêm chức vụ.


Sau khi gạt bỏ quân đội
thường trực và cảnh sát, tức là những công cụ vật chất quyền hành của chính
quyền cũ và thay thế chế độ đại nghị bằng một tập thể hành động, một cơ quan
thống nhất quyền lập pháp và quyền hành pháp có đầy đủ sức mạnh để thực hiện ý
chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Công xã liền bắt đầu tiến hành
nhiệm vụ đập tan công cụ áp bức tinh thần, tức là "thế lực của các giáo
sĩ". Đối với Công xã, nhà thờ Thiên chúa giáo là một lực lượng chính trị
liên kết chặt chẽ với các thế lực thù địch chống lại sự phát triển của một nhà
nước kiểu mới. Vậy nên, Công xã đã ra sắc lệnh tách nhà thờ khỏi Nhà nước, hủy
bỏ ngân sách về tôn giáo; những tài sản gọi là bất di bất dịch của các thánh
hội tôn giáo, động sản hay bất động sản đều được coi là tài sản quốc gia. Các
tăng lữ phải trở về với cuộc sống riêng yên tĩnh như "những bậc thánh tông
đồ tiền bối của họ"...


Về chính sách kinh tế và xã
hội: Mặc dù bị cuốn vào cuộc chiến đấu ác liệt với chính phủ Véc-xay, nhưng
điều đó không ngăn cản Công xã phát triển toàn diện những hoạt động xã hội và
kinh tế của một nhà nước vô sản. Ngày 16-4-1871, Công xã ra sắc lệnh chuyển
giao các xí nghiệp không hoạt động và xí nghiệp vắng chủ cho Hội đồng Hợp tác
của công nhân quản lý, đưa ra nguyên tắc công nhân quản lý sản xuất. Công nhân
hợp tác với chính quyền xây dựng các kế hoạch sản xuất và nội quy xí nghiệp.
Đối với những công xưởng mà bọn chủ còn ở lại thì Công xã quản lý thông qua
việc kiểm soát chế độ tiền lương. Hội đồng Công xã còn ra sắc lệnh cấm giới chủ
không được dùng hình thức cúp phạt hoặc bớt lương và phụ cấp của công nhân, cấm
làm việc ban đêm trong các xưởng bánh mỳ...


Hội đồng Công xã đã lập ra
10 ủy ban tạo thành một hệ thống quản lý nhà nước như Ủy ban Quân sự và An ninh
xã hội, Ủy ban Quan hệ đối ngoại, Ủy ban Tư pháp, Ủy ban Tài chính, Ủy ban Lao
động, Ủy ban Công nghiệp và Thương nghiệp, Ủy ban Lương thực, Ủy ban Giáo dục,
Ủy ban Phúc lợi xã hội, Ủy ban Dịch vụ xã hội (còn gọi là Ủy ban Lao động công
nghiệp trao đổi). Các ủy ban này đều phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng Công
xã và cũng có thể coi như là các bộ có tính chất tập thể trong chính phủ. Mỗi
ủy ban có từ năm đến tám ủy viên.


Bên cạnh đó, Công xã cũng
thành lập các tổ chức đoàn thể như nghiệp đoàn, các hợp tác xã, các câu lạc bộ,
tổ chức thanh niên, tổ chức phụ nữ... Mặc dù thời gian tồn tại chỉ có 72 ngày,
nhưng Công xã thi hành được một số biện pháp nhằm ổn định đời sống người lao
động, giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, nâng lương cho những người có
mức lương thấp, tăng lương cho giáo viên... Công xã còn đề ra chế độ làm việc
ngày 8 tiếng, bảo đảm quyền công dân cho phụ nữ; đề ra kế hoạch xây dựng nhà
trẻ cho con em công nhân, quy định lại giá bánh mỳ và các loại thịt để người
lao động có thể mua được... Những công việc mà thời gian cho phép Công xã thực
hiện đã chứng tỏ sự quan tâm của Công xã đối với giai cấp công nhân. Điều đó
khẳng định thêm rằng, Công xã chính là nhà nước của quần chúng lao động.


Về giáo dục, Công xã luôn
coi sự phát triển của giáo dục là một vấn đề trọng đại. Nếu không giải quyết
được vấn đề đó thì "nền Cộng hòa chỉ là một chữ trống rỗng". Do vậy,
ngày 28-3, Công xã đã ra sắc lệnh thi hành chế độ giáo dục bắt buộc và không
mất tiền, mở thêm nhiều trường mới, lập nên hệ thống giáo dục mới tách khỏi nhà
thờ; thực hiện nền giáo dục vừa chuyên nghiệp, vừa toàn diện, nghĩa là làm cho
"mỗi người vừa có óc suy xét, vừa có bàn tay thực hành". Đồng thời mở
rộng cải cách giáo dục để phát triển việc nghiên cứu khoa học, thành lập Ủy ban
Giáo dục... Như thế, "giải phóng các trường học khỏi sự bảo hộ và nô dịch của
chính phủ, thì lực lượng tinh thần của sự áp bức cũng sẽ bị đập tan, khoa học
không những trở thành gần gũi đối với mọi người mà còn thoát khỏi những xiềng
xích của sự đè nén của chính phủ và của những thành kiến giai cấp(4).


Qua những biện pháp nói
trên, người ta có thể thấy Công xã đã quan niệm được khá rõ ràng sự cần thiết
của nền giáo dục nhân dân thích hợp với những điều kiện thực tế lúc đó và Công
xã đã đặt được những cơ sở cho nền giáo dục ấy.


Về văn hóa, Công xã đã quyết
định cho mở lại Cung điện Tu-lu-dơ và các viện bảo tàng khác của Pa-ri; đưa ra
chính sách cụ thể nhằm hợp tác các nghệ sĩ và kêu gọi họ hướng tất cả những cố
gắng của mình vào việc xây dựng lại trạng thái tinh thần của Pa-ri; đồng thời
thành lập Hội liên hiệp các nghệ sĩ Pa-ri để "quản lý nghệ thuật do những
nghệ sĩ" với nhiệm vụ "bảo tồn vốn cũ, đem thực hành và soi sáng tất
cả những nhân tố đương thời và tái tạo lại tương lai bằng sự giáo dục"(5).


Để tiến hành những công tác
nói trên, Công xã chủ trương dựa vào sự ủng hộ của công nhân, các nghiệp đoàn
và câu lạc bộ cách mạng. Nữ công nhân tham gia tích cực vào đời sống chính trị
và kiên quyết ủng hộ Công xã, đặc biệt đã tổ chức được một tiểu đoàn nữ binh
trong phòng thủ Pa-ri chống lại bọn phản động Véc-xay. Công nhân cũng đem hết
sức lực ủng hộ chính phủ của mình. Họ tố cáo những âm mưu phản cách mạng của
giai cấp tư sản, góp phần đấu tranh chống nạn đầu cơ...


Toàn bộ hoạt động của Công
xã chứng tỏ Công xã Pa-ri chính là biểu hiện đầu tiên của chuyên chính vô sản,
mặc dù đó là một nền chuyên chính chưa đầy đủ, chưa mang tính chất vững chắc,
nhưng xét về bản chất đã mang dáng dấp của một Nhà nước kiểu mới - Nhà nước vô
sản. C. Mác đã chỉ ra rằng, về thực chất, Công xã là một chính phủ của giai cấp
công nhân, là kết quả của cuộc đấu tranh của những người sản xuất chống giai
cấp chiếm hữu, là hình thức chính trị rốt cuộc đã tìm ra được khiến cho có thể
thực hiện được việc giải phóng lao động về mặt kinh tế. Công xã đã thay bộ máy
nhà nước tư sản bị đập tan bằng một chế độ dân chủ "chỉ" hoàn bị hơn
mà thôi. Nhưng, đó thực chất là một sự thay đổi vĩ đại; thay những cơ quan này
bằng cơ quan khác hẳn về nguyên tắc. Đó chính là một trường hợp "lượng
biến thành chất", từ chỗ là dân chủ tư sản đã biến thành dân chủ vô sản
như V.I. Lê-nin đã chỉ ra. Và như thế, Công xã Pa-ri chính là "mưu đồ"
đầu tiên của cách mạng vô sản để đập tan bộ máy nhà nước tư sản, nó là hình thức
bộ máy mà người ta có thể và phải dùng thay thế cho bộ máy đã bị đập tan trên.


Mặc dù thất bại, nhưng Công
xã Pa-ri đã ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân châu Âu
cuối thế kỷ XIX, có tác dụng "khuấy động mạnh mẽ phong trào xã hội chủ
nghĩa toàn thể châu Âu... Công xã đã dạy cho giai cấp vô sản châu Âu đặt những
vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa một cách cụ thể" và là "tấm gương
vĩ đại nhất của phong trào vĩ đại nhất trong thế kỷ XIX"(6). Những
nguyên lý chủ yếu của Công xã Pa-ri năm 1871 đã được C. Mác, Ph. Ăng-ghen và V.
I. Lê-nin tổng kết, phát triển và hoàn thiện cả về lý luận lẫn thực tiễn: Muốn
lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản thắng lợi, giai cấp công nhân phải xây dựng một
đảng vô sản chân chính, phải dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền, phải
đập tan bộ máy nhà nước sẵn có, tức là bộ máy quân sự - quan liêu của giai cấp
tư sản, thiết lập nền chuyên chính vô sản thay thế cho nền chuyên chính tư sản.
Công xã Pa-ri với những chính sách và biện pháp đã thực hiện, chứng tỏ đó chính
là một hình thức nhà nước kiểu mới - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trên
thế giới.


Hơn một thế kỷ đã qua nhưng
những bài học kinh nghiệm của Công xã Pa-ri vẫn giữ nguyên giá trị, cho dù tình
hình thế giới nói chung và phong trào cộng sản quốc tế nói riêng có nhiều biến
đổi, tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh giai cấp hiện nay.



Sự ra đời của Công xã Pa-ri đã khẳng định
vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong điều kiện mới: không thể duy trì bộ máy nhà nước cũ - nhà nước
tư sản, mà phải lập nên một bộ máy chính quyền hoàn toàn mới - nhà nước vô sản.
C. Mác đã chỉ ra rằng, Công xã là
cái đối lập trực tiếp với đế chế(1)






Câu 3 : hãy phân tích ảnh hưởng của Cách mạng Tháng 10 đối với QHQT


Trả lời


1- Những tiền đề của cuộc CMT10


a-Tiền đề
kinh tế :



-Đầu TK20,ở
Nga,CNTB phát triển nhanh chóng do:



+Chính sách
khuyến khích TB nước ngoài vào đầu tư



+Các ngành
công nghiệp quan trọng phát triển rất mạnh mẽ nhờ đầu tư nước ngoài:luyện
kim,khai khoáng,dầu khí,đường sắt...



+Đầu TK20 đã
có 1500 công ty độc quyền đã thao túng nền kinh tế của Nga



+Hình thành
nên các tập đoàn đầu sỏ tài chính(là sự
kết hợp giữa TB ngân hàng và TB công nghiệp)



+Đầu TK20
,CNTB đã phát triển sang giai đoạn của
CNTB độc quyền--->Vì vậy tạo tiền đề về chính trị,kinh tế dẫn đến CMT10



b-Tiền đề về chính trị


-Nước Nga
lúc bấy giờ là “ Đề quốc PK quân phiệt”-->Mâu thuẫn chồng chéo,phức tạp(nông
dân-địa chủ;vô sản-tư sản;tư sản-PK)



-Nhân dân
chịu nhiều áp bức:áp bức PK,áp bức thuộc địa,áp bức TB



-Đế quốc Nga
là nhà tù của các dân tộc



-Là nơi tập
trung mâu thuẫn của CN đế quốc



-1914 , Nga
hoàng đã đưa nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh phi nghĩa gây thiệt hại nghiêm
trọng



==>Nước
Nga lúc này đã thật sự trở thành 1 khâu yếu nhất trong dây chuyền của CN Đế
Quốc mà CM có thể chọc thủng



c-Tiền đề lý luận CM


-Chủ nghĩa
Mác đc Lê-nin truyền bá vào công nhân
Nga bằng nhiều hình thức



-Đảng Bôn sê
vích Nga được thành lập.Năm 1903 Đại hội II của Đảng công nhân ddc họp tại
Lucxem(Bỉ) thành lập Đảng vô sản Nga



-Công nhân
phát triển rất mạnh.Vì vậy dưới sự lãnh
đạo của Đảng Bôn sê vích đã làm nên CMT2 năm 1917



Cách mạng T2
(1917 ) là cuộc CM dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc CM là giai cấp TS
chứ không phải là giai cấp vô sản.Mục tiêu của cuộc CM là đánh đổ chế độ Nga hoàng để lập nên chế độ XHCN



2-CMT10 Nga


-Sau khi lên
nắm quyền, chính phủ lâm thời đã phản bội lại nhân dân LĐ,làm ngơ trước yêu cầu
hòa bình, đất,công nhân cần bánh mì và quyền tự do của các dân tộc .Chính phủ
lúc này tiếp tục đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh đế quốc.Chính quyền ko còn uy tín với nhân
dân,đặc biệt không thể tồn tại cùng lúc 2 chính quyền,vì vậy,Lê nin cho rằng
cần phải chuyển chính quyền sang tay Xô-viết



-Tối 3/4
(16/4) Lê nin về nước trước sự chào đón của hàng ngàn người.



-4/4
(17/4/1917) Lê nin báo cáo luận cương tháng 4 với nhan đề “Những nhiệm vụ của
giai cấp vô sản trong cuộc CM hiện nay,với nội dung là chương trình đấu tranh
của Đảng để chuyển CMTS dân chủ sang CM XHCN



-18/4(1/5)
Đảng Bôn sê vích đưa ra khẩu hiệu”Tât cả chính quyền về tay Xô Viết” với khẩu
hiệu “ Hòa bình,ruộng đất và bánh mì”



Theo gương
Peetograt nhân dân Matxcova và nhiều thành phố # xuống đường biểu
tình-->Giai cấp TS bị khủng hoảng



-18/6(1/7)
Bộ trưởng chiến tranh Kerenxki ra lệnh quân đội Nga mở cuộc tấn công ở vùng
Lembe nhưng bị thất bại-->công nhân , binh lính phẫn nộ,sôi sục



-3/7(16.7)
dưới sự lãnh đạo của Đảng,50 vạn nhân dân Peetograt xuống đường biểu tình



Chính phủ
lâm thời ra lệnh xả súng vào nhân dân làm cho Peetograt trở thành vùng đẫm
máu.Đánh dấu giai đoạn “giành chính
quyền bằng khởi nghĩa vũ trang”



-7.10(20.10)
Lê nin từ Phần Lan trở về chuẩn bị cho khởi nghĩa



-20..10
(6.11) Quân khởi nghĩa chiếm toàn bộ Peetograt và bao vây cung điện mùa đông



-25/10
(7/11) toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt,duy có tướng Kenenxki thoát



==>Tóm
lại: CMT10 có 3 nét cơ bản nổi bật sau:



-Hình thức
khởi nghĩa là vú trang.Chủ lực của CM là công nhân và binh lính CM



-Hình thái
vận động từ thành thị về nông thôn(Từ Peetograt
về Matxcova quyết định thắng lợi toàn bộ CM)



-CM đã diễn
ra trong điều kiện khách quan thuận lợi(chiến tranh TG đã bắt đầu đi vào hồi
kết-->các nước Đế quốc không có đk can thiệp vào nước Nga)



3.Ảnh hưởng của CMT10 đến QHQT


-CMT10 đã
đập tan ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa TS và chế độ PK tồn tại lâu đời ở
Nga,lần đầu tiên trong lịch sử 1 đất nước có diện tích=1/6 diện tích TG,CM đưa
công nhân,nông dân lên nắm chính quyền,xây dựng 1 chế độ mới XHCN và kể từ
đây,CNTB mất độc quyền về ý thức hệ



-CMT10 đã
đánh đổ 1 khâu yếu nhất trong dây chuyền của CNTB và làm cho CNTB không còn độc
tôn trên toàn TG



-Nhờ có
CMT10 mà phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông và phong trào
công nhân ở các nước TB đế quốc phương Tây đã có sự gắn bó mật thiết với nhau
trong cuộc đấu tranh chung chống CN đế quốc



-Thắng lợi
của CMT10 đã cung cấp 1 bài học kinh nghiệm cho CM TG : đấu tranh từ thành thị
đến nông thôn,liên kết công-nông,có thời cơ,có Đảng lãnh đạo...



-CMT10 đã đi
vào lịch sử nhân loại như 1 sự kiên trọng đại mở đầu 1 thời kỳ mới là thời kỳ hiện đại



Câu 4 : Hãy trình bày rõ nội dung và diễn biến cuộc chiến tranh giữa 3 đường
lối đối ngoại khác nhau trong QHQT từ 1929 đến 1939



Trả lời:


-Hệ thống
Vecxai- Oasinhton nhằm làm ổn định lại TG sau CTTGI nhưng trong bản thân nó dần
xuất hiện những mâu thuẫn và không thể điều hòa được-->dẫn đến khủng hoảng
kinh tế.1929-1933,Đức,Ý,Nhật là những nước bại trận-->dẫn đến sự thua thiệt
trong việc phân chia lại quyền lợi sau CTTGI đồng thời lại là những nước không
có hoặc có rất ít thuộc địa-->thiếu vốn,tài nguyên thiên nhiên,thị
trường-->các nước này càng muốn thoát ra khỏi hệ thống Vecxai-Oasinhton,Đức
là nước ngày càng có vai trò quyền lực va chạm với Anh,Pháp,Mỹ



-Các công ty
độc quyền của Đức không ngừng lớn mạnh trong giai đoạn 1924-1929 --> thu hẹp
độc quyền với 1 số ngành về than , thép đối với Anh,Hà Lan,Bỉ,Lucxembua,Thổ Nhĩ
Kỳ và Hy Lạp



-Cuối
1937,Đức đã củng cố được địa vị của mình ở 1 số nước vùng Nam Âu,Trung Cận
Đông,Mỹ La Tinh-->TB Đức ngày càng cạnh tranh quyết liệt với TB
Anh,Pháp,Mỹ-->Quan hệ giữa Anh và Đức ngày càng căng thẳng khi Đức công khai
đòi thuộc địa ở vùng Tây Nam Phi



-Mâu thuẫn
giữa Đức và Mỹ ,giữa Đức và Pháp ngày càng trở nên gay gắt vì Đức tìm cách lấn
chiếm thuộc địa của Mỹ ở Thái Bình Dương,Mỹ Latinh và vùng Viễn Đông



-Mâu thuẫn
giữa Đức và Pháp luôn luôn là 1 mâu thuẫn căng thẳng nhất,Đức luôn luôn muốn
thủ tiêu hệ thống Vecxai-Oasinhton,muốn làm chủ châu Âu-->2 bên có sự đấu
tranh với nhau rất quyết liệt



Hitle đã đưa
ra kế hoạch nhằm thôn tính thuộc địa của P và làm cho P hết sức lo ngại



-Trong quan
hệ giữa Anh-Mỹ với Nhật cũng không kém phần gay gắt vì NB toan tính muốn chiếm
Trung Quốc và bành chướng xuống khu vưcj châu Á-TBD,muốn gạt quyền lợi của
M-A-P khỏi khu vực này



-Mâu thuẫn
A-P với Ý cũng ngày càng gay gắt vì Ý muốn chiếm vùng Địa Trung Hải và muốn
chiếm 1 số thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi cũng như thuộc địa của Anh ở vùng Trung
Đông



==>Như
vậy,mâu thuẫn giữa các nước Đế Quốc diễn ra chồng chéo--->Hình thành 2 khối
đối địch nhau: Đức-Ý-NB muốn xóa bỏ hệ thống Vecxai-Oasinhton,M-A-P muốn giữ
vững



-Mặc dù có
sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa 2 nhóm nước này không thể điều hòa nhưng cả 2
khối này đều muốn tiêu diệt Liên Xô-->Cuộc đâu tranh giữa 2 khối này với
Liên Xô tạo ra 1 mối quan hệ mới trong quan hệ quốc tế



-Đường lối
đối ngoại của Đức-Ý-NB là muốn gây ra chiến tranh để tiêu diệt A-P-M và Liên
Xô.Còn khối M-A-P 1 mặt vẫn tăng cường hợp tác với Liên Xô,mặt khác lại tiến
hành thỏa hiệp với Đ-Ý-NB để tránh chiến tranh về mình và đẩy chiến tranh đến
Liên Xô.Còn Liên Xô thì vẫn mong muốn hòa bình nên đã thực hiện những chính
sách ngăn chặn chiến tranh



-NB là nước
đã dùng vũ khí phá tan nguyện vọng của các nước ở Đông Bắc Á và tiến hành xâm
lược Đông Bắc Trung Quốc



Đêm
18/9/1931 quân đội NB đã nổ súng xâm lược Mãn Châu.Lúc này Tưởng Giới Thạch đã
thi hành chính sách không kháng cự



để giành lực
lượng,chiến đấu với ĐCS Trung Quốc-->Sau 3 tháng NB đã chiếm được Mãn
Châu.Lúc bấy giờ Hội Quốc Liên chỉ lên
tiếng trách chứ không có ý định đánh lại NB



-Sau
1933,Hitle lên cầm quyền.Điều đầu tiên Hitle muốn là có sức mạnh quân sự để từ
đó mở rộng ảnh hưởng sang các nước châu Âu với mục đích mở rộng đất đai,nguyên
vật liệu cũng như thực phẩm-->Hitle lên kế hoạch chuẩn bị chiến tranh với
các nước phương Tây và trong đó mũi nhọn chĩa vào nước Pháp



-Để thực
hiện kế hoạch này T10/1933 Hitle tuyên bố ra khỏi Hội Quốc Liên và trắng trợn xóa bỏ hòa ước Vecxai-Oasinhton(1835) và tuyên bố thực
hiện kế hoạch cưỡng bức tòng quân,thành lập 36 sư đoàn lục quân,trong khi đó P
mới chỉ có 30 sư đoàn



-Bên
cạnh đó,Đức đã công khai khiêu khích với
các nước đã ký vào hòa ước Vecxai-Oasinhton -->3 nước A-P-M đã ký kết với
nhau 1 hiệp định phản đối nước Đức nhưng bên cạnh đó nước Anh lại ký hiệp định
song phương với Đức thừa nhận sự thành lập quân đội của Đức với mục đích nhằm
làm xoa dịu căng thẳng đối với Hitle



-Liên Xô lúc
bấy giờ cố gắng ngăn chặn chiến tranh xảy ra thông qua những chính sách của
mình.Sau khi Đức-NB rút ra khỏi Hội Quốc Liên thì Liên Xô đc mời vào.Liên Xô
gia nhập với mục đích xoa dịu và duy trì hòa bình



-Hiệp ước ký
giữa P và Liên Xô(1935) là hiệp ước liên minh P-Xô nêu rõ 2 bên tương trợ lẫn
nhau,nếu 1 trong 2 bên bị tấn công



-Với hiệp
ước P-Xô như vậy nhưng P ko cương quyết chống lại Đ-->7/3/1936,Hitle ngang
nhiên đưa quân chiếm đóng khu phi quân sự sông Ranh,lúc bấy giờ nước P chỉ dùng
lời nói chứ ko dùng quân sự chống lại Đ



-Bên cạnh
đó,Ý cũng tìm cách phá bỏ hệ thống Vecxai-Oasinhton-->T10.1936,Ý đã tấn công
Êtiopia ở vùng châu Phi là 1 thành viên của Hội Quốc Liên--> Vì vậy,hội Quốc
Liên đã ra sắc lệnh trừng phạt,cấm vận đối với Ý nhưng Đ lại ủng hộ Ý,Hoa Kỳ
lại ko dùng biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Ý vì Hoa Kỳ lúc này không phải
là thành viên của Hội Quốc Liên.Mặt khác,Quốc Hội Mỹ đã thông qua luật gọi là
Luật trung lập(T8-1935)cấm bán vũ khí cho các bên tham chiến;P cũng trì hoãn
thực hiện lệnh cấm vận với Ý,không giúp gì cho EEtiopia --> Lệnh trừng phạt
không được thi hành.Sau đó Ý đã xác nhập EEtiopia vào Ý



--> 4/7/1936
đại hội đồng hội Quốc Liên đành họp lại với nhau và xóa bỏ biện pháp trừng phạt
kinh tế với Ý



-Nội chiến ở
Tây Ban Nha (T7.1936) giữa 1 bên là Đảng PX với 1 bên là chính phủ Cộng Hòa Tây
Ban Nha,Đ-Ý-NB thì ủng hộ cho Đảng PX,Liên Xô ủng hộ chính phủ cộng hòa Tây Ban
Nha,M-A-P trung lập ko can thiệp nội bộ phe nào.Kết quả cuối cùng Đảng cộng hòa
Tây Ban Nha thất bại,Đảng PX lên cầm quyền



-Đầu
1936,địa vị ngoại giao của Đ đã đc nâng lên và đc củng cố :Kinh tế phát
triển,đồng minh tăng lên



-Các nước đế
quốc già lập lờ 2 mặt ko tỏ ý chí chống lại đối với Đ,đặc biệt là Hoa Kỳ



-->T10.1936,Đ
và Ý đã ký với nhau 1 hiệp định phối hợp hành động,phân chia lại quyền lợi,hình
thành trục Beclin-Rom



T11.1936 ,
Đức lại ký với NB 1 hiệp định chống lại Quốc tế Cộng Sản



ð
Như
vậy đến T11.1937,trục PX đc hình thành



-Thừa
thắng,Đ bắt đầu bành chiếm bằng vũ lực tấn công Áo,xác lập Áo vào Đức trong khi
đó,A-P ko phản ứng.Sau đó,Đ lại tiếp tục gây ra khủng hoảng tại Tiệp Khắc với
cái cớ người Đ ở vùng Xuy-Đéc cần đc bảo vệ.Vì vậy,Đ kéo quân đến sát vùng biên
giới Tiệp Khắc.Vì vậy,chính phủ Tiệp Khắc đã đấu tranh và kêu gọi đồng minh A-P-M thì A-P do dự.Lúc bấy
giờ Mutxolini(Ý) đề nghị họp 4 bên gồm A-P-Đức-Ý để tham khảo ý kiến



-Diễn ra hội
nghị ở Muynich.Lúc bấy giờ thủ tướng Anh là SamBêcLanh và thu tướng nước Pháp
là DDalanie đã ý với Hitle(Quốc trưởng Đức) và nguyên thủ của Ý (Mutxolini)họp
bàn với nhau và đi đến quyết định trao
toàn bộ vùng Xuy Đec của Tiệp cho Đức



--> Hiệp
ước Muynich đã tiêu biểu cho chính sách thỏa hiệp giữa A-P đối với Đ.Thực
tế,không diễn ra như vậy mà Đ vẫn ráo riết chuẩn bị cho CTTG



-T3.1939,Đức
thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc và sát nhập vào Đức gọi là Đại Đức



-Cuối
T3.1939,Đ bắt đầu đánh vào Ba Lan.Hitle đã đòi trao trả thành phố Đăngdich cho
Đức nhưng Ba Lan kiên quyết không đồng ý.Bằng sức mạnh quân sự của mình Đức vẫn
chiếm đóng được vùng Đăngdich.Trước tình hình đó, Pháp-Anh buộc phải thương
lượng với Liên Xô và diễn ra 1 cuộc đàm
phán giữa A-P-Xô tại thành phố Matxcova
từ T6->T8/1939



-Giữa lúc đó,Đức
quốc xã đã đề nghị cải thiện quan hệ Xô-Đức.vì vậy,23/8..1939,bản Hiệp ước
Xô-Đức không xâm lược lẫn nhau đã đc ký kết và có hiệu lực T10/1939



Hiệp ước Xô-Đức là 1 thủ đoạn chính trị nhằm
tránh đối đầu tạm thời với Liên Xô.Đây là giải pháp tốt nhất đối với Đức.Đối
với Liên Xô đây cũng là 1 giải pháp để bảo vệ quyền lợi và hòa bình trong tình
thế Liên Xô bị cô lập.Đối với A-P đây là
1 đòn bất ngờ đánh vào chính sách 2 mặt của
2 nước-->Giờ đây A-P phải đối mặt với Đ--> Do đó,2 nước đã tiến hành lệnh
tổng động viên nhưng đã quá muộn vì đối với Hitle,chủ nghĩa xoa dịu của Anh và
sự do dự của P,chủ nghĩa trung lập của Mỹ cũng không cứu vãn đc tình thế và
Hitle đã dự báo đc sự phức tạp trong quan hệ giữa các nước này
và bắt đầu chuẩn bị khai chiến



-T5/1939,
Hitle gửi tối hậu thư cho Balan và chờ trả lời,quân Đức tràn vào Balan và 1.9.1939 chiến tranh
bắt đầu bùng nổ



Câu 5:Nêu sự giống và khác nhau giữa 2 trật tự TG đc hình thành :
Vecxai-Oasinhton và Ianta



Trả lời :





1-Sự hình thành trậ tự Ianta:


T2.1945
:Diễn ra Hội nghị Ianta tại Liên Xô gồm : Tổng thống Anh (Secsơn),tổng thống Mỹ
(Rudơven),hội đồng bộ trưởng Liên Xô (Stalin) nhằm giải quyết những tranh chấp
cũng như những mâu thuẫn trong nội bộ phe đồng minh chống PX



-Trong quá
trình họp hội nghị diễn ra các cuộc đấu tranh gay go,quyết liệt giữa 3 nhà lãnh
đạo : Thực chất của hội nghị này là sự tranh giành,phân chia những thành quả
sau chiến tranh giữa 1 bên lực lượng là những bên tham chiến đối với trục PX.Và
vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình quốc tế sau này



*) Nội dung


Cuối cùng
hội nghị đã đi đến quyết định sau :



-Kết thúc
chiến tranh ở châu Á-TBD 1 cách nhanh chóng và tiêu diệt CN quân phiệt Nhật,tiêu diệt tận gốc CN PX
Đức,Liên Xô sẽ tham chiến ở khu vực châu Á-TBD sau khi kết thúc ở châu Âu 3
tháng



-Nhất trí
thành lập lên tổ chức Liên Hợp Quốc(U.F.O) Liên Hợp Quốc được
thành lập dựa trên sự đồng ý của 5 nước:A,P,Mỹ,TQ,Liên Xô với mục đích
gìn giữ hòa bình,an ninh trên TG



-Hội nghị đã
đi đến sự thỏa thuận đóng quân ở những nước chiến bại,rải rác quân đội ở các
nước PX,phân chia lại ảnh hưởng ở các nước thắng trận tại châu Âu và châu Á



+ Châu Âu :
Liên Xô chịu trách nhiệm chiếm đóng ở vùng Đông Đức,Đông Besclin và các nước
Đông Âu



Quân đội Mỹ , Anh, Pháp
chiếm đóng ở vùng Tây Đức,tây Becslin,Italia và các nước ở vùng Tây Âu khác



-->Toàn
bộ vùng Đông Âu chịu ảnh hưởng của Liên
Xô,toàn bộ vùng Tây Âu chịu ảnh hưởng của Mỹ,trong đó,2 nước Áo và Phần Lan trở
thành 2 nước trung lập



+ Châu Á :
Hội nghị đã chấp nhận việc đưa Hồng Quân Liên Xô tham gia vào cuộc chiến tranh
chống Nhật



Bảo vệ nguyên trạng và công
nhận nền độc lập của Mông Cổ



Trả lại Liên Xô những quyền
lợi của Đế Quốc Nga ở Viễn Đông trước chiến tranh Nga-Nhật năm 1945(Trả lại Liên
Xô quần đảo Xakhalin và toàn bộ đảo này thuộc về Liên Xô và các đảo nhỏ
bao quanh Xakhalin;quốc tế hóa thương
cảng Đại Liên của Trung Quốc mà trước đó Nhật chiếm đóng;tiếp tục cho Liên Xô
thuê cảng Lữ Thuận



Mỹ chiếm đóng Nhật Bản,toàn
bộ NB chịu ảnh hưởng của My.Đối với Bắc Triều Tiên chịu chiếm đóng của Liên
Xô;nam Triều Tiên chịu chiếm đóng của Mỹ(ngăn cách từ vĩ tuyến 30)



TQ tiến tới thành lập chính
phủ Liên Hiệp gồm ĐCS Trung Quốc và sự
ảnh hưởng của Mỹ đối với quyền lợi ở TQ



Các vùng còn lại ở châu Á như
Đông Nam Á,Tây Á, Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây



ð
Những
quyết định nêu trên ở hội nghị Ianta đã trở thành những khuôn khổ của trật tự
TG mới,từng bước được thiết lập trong những năm 45-47 đến sau CTTGII kết thúc và thường được gọi là trật
tự 2 cực Ianta(2 cực ý muốn nói là 2 nước lớn Mỹ-Liên Xô phân chia ảnh
hưởng,thế lực của mình)


2-Sự giống và khác nhau giữa
2 trật tự TG đc hình thành : Vecxai-Oasinhton và Ianta


Giống


-
Đều
là kết quả của những cuộc chiến tranh đẫm máu trong lịch sử nhân loại



-
Đều
do các nước thắng trân lập nên để phục vụ lợi ích cao nhất của họ



-
Đều
có các tổ chức quốc tế được thành lập để giám sát và duy trì trật tự TG(Hội
Liên Quốc,Liên Hợp Quốc)



Khác:


-Trật
tự 2 cực TG Ianta có điểm khác biệt so
với trật tự TG theo hệ thống Vecxai-Oasinhton là sự hiện diện của Liên Xô.Giữa
2 cực có sự khác biệt,đối lập về hệ tư tưởng và vai trò đối với sự nghiệp CM
Thế Giới



-Về cơ cấu
tổ chức,giải quyết chiến tranh và duy trì hòa bình cũng như việc ký kết hòa ước
với các nước chiến bại hoàn toàn khác.Trật tự 2 cực Ianta thể hiện rõ sự tích
cực và tiến bộ hơn hẳn



-Liên Hiệp
Quốc có vai trò là tổ chức thương mại toàn cầu mang tính toàn diện và tiến bộ
hơn hẳn Hội Liên Quốc(Cơ quan duy trì hòa
bình,an ninh của thời kỳ này là Liên Hợp Quốc có 1 sự tiến bộ vượt bậc với Hội
Quốc Liên trước kia chỉ phục vụ toàn bộ cho
các nước thắng trận)



-Sự sụp đổ
của 2 trật tự TG dẫn đến những hệ quả khác nhau:Hệ thống Vecxai-Oasinhton sụp
đổ dẫn đến CTTGII;còn trật tự Ianta sụp
đổ dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô và kết thúc thời kỳ chiến tranh lạnh

[size=12]
[size=18]
Câu 6: Qua chiến tranh TGI hãy trình bày hệ thống Vecxai- Oasinhton


Trả lời:


1-
Hệ thống hòa ước Véc-xai


-Hệ thống
Véc-xai là 1 hệ thống gồm các hòa ước kí giữa các nước thắng trận vói nước Đức
bại trận và các nước đi theo Đức



-Hệ thống
Véc xai về danh nghĩa là kết quả của hội nghị hòa bình ở Paris gồm 27 nước tham
dự và họp bắt đầu từ T1->T6 năm 1919 thực chất là 1 cuộc đấu tranh gay gắt
giữa các nước thắng trận với nhau về việc phân chia không đều ảnh hưởng đối với
TG sau chiến tranh



-Tất cả đều
nghĩ đến việc thống trị TG



+Dựa vào sức
mạnh tài chính của mình Mỹ muốn lãnh đạo cả TG



+Anh là nước
thắng trận nhưng có sự suy yếu sau chiến tranh;nhưng lại có quyền lực kinh tế
hơn so với Pháp và muốn lãnh đạo cả châu Âu



+Pháp bị
thiệt hại nhiều nhất sau chiến tranh nhưng đồng thời P là nước có lực lượng
quân sự rất mạnh-->P có tham vọng lãnh đạo châu Âu bằng cách làm suy yếu hơn
nữa sự bại trận của nước Đức



+NB thắng
lợi sau chiến tranh sau đó bành trướng ra ở Viễn Đông và Thái Bình Dương với chủ trương là dựa vào Anh để chống
Mỹ (vì Mỹ có tư tưởng bành trướng sang khu vực châu Á-TBD)



-Sau chiến
tranh TGI đã xuất hiện mâu thuẫn giữa 3 tập đoàn thống trị trong TG TBCN :



+Nhật-Mỹ(khu
vực châu Á-TBD)



+Các nước
đồng minh với nước Đức bại trận (Mỹ - Anh – Pháp- Nga)



+Mỹ với cả
TG tư bản



-Sau 1 thời
gian đấu tranh gay gắt tại hội nghị hòa bình ở Paris các nước đế quốc phải nhượng bộ với
nhau và kí 1 loạt các hòa ước



+Trước
hết,chúng nhất trí với nhau là làm cho Đức suy yếu đi nhưng suy yếu đến mức nào
thì không thỏa thuận với nhau được.Nhưng cuối cùng Đức cũng phải chấp nhận thỏa
thuận:(Đức phải mất hết thuộc địa; Không có quân và hải quân lớn,không có tàu
ngầm;Số lượng quân không quá 10 triệu người;Đức phải trả lại hết những vùng đất
chiếm đóng ở châu Âu; Đức phải bối thường chiến tranh)



-Hạn chế của
hiệp ước Vec-xai là không thủ tiêu công nghiệp quân sự của Đức(sau này Đức mạnh lên đến CTTGII).Các nước đế quốc
thực hiện việc duy trì lực lượng quân sự ở phía Đông của nước Đức để khống chế
Nga



Tất cả các
nước đều hoàn toàn thống nhất với nhau vẫn duy trì ách áp bức bóc lột đối với thuộc địa và phụ
thuộc.Đó là toàn bộ những vấn đề điều kiện nêu ra trong hội nghị



KẾT LUẬN:
-Hòa ước Vecxai là 1 hệ thống hòa ước của các nước Đế Quốc.Do đó nó chứa đựng
đầy những mâu thuẫn gay gắt.Trước hết là những mâu thuẫn giữa các nước lớn chủ
trì hội nghị ở Paris(P-Đ-Nga-NB) và Mỹ không thực hiện được tham vọng lãnh đạo
TG.Trong khi đó P-Anh lại với được thuộc địa của Đức,NB cũng cướp được 1 số
thuộc địa của Đức--->Mỹ không phê chuẩn hiệp
ước Vecxai



-Đối với Anh
là nước đế quốc có lợi nhất nhưng vẫn lo lắng về P ở châu Âu



-Hệ thống
Vecxai làm cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các nước thuộc địa càng lên
gay gắt.Nhân dân các nước bại trận bị thua thiệt nhất



==> Mỹ đã
triệu tập hội nghị Oasinhton



2- Hội nghị Oasinhton


-Ngay cuối
những năm cuối của TK 19,đầu TK20,khu
vực châu Á-TBD ,đặc biệt là Trung Quốc là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn
nhất giữa các nước đế quốc với nhau



(Mâu thuẫn
giữa Mỹ và NB: Dựa vào chính sách mở cửa và cơ hội đồng đều đề ra từ
1899-->Vì vậy năm 1914,Mỹ bắt đầu thực hiện đào kênh đào Palama.Đến 1920
được hình thành để chuẩn bị bành trướng châu Á-TBD,gặp sự chống đối của NB)



[font=Arial]-Sau khi thắng
trận,NB đưa ra khẩu


Được sửa bởi Mai Dung_QH14B ngày Wed Dec 09, 2009 3:22 pm; sửa lần 4.
Mai Dung_QH14B
Mai Dung_QH14B
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 119
Tiền : 292
Điểm : 0
Join date : 05/11/2009
Age : 34
Đến từ : Hải Dương city

https://qh14b.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Lịch sử QHQT Empty Re: Lịch sử QHQT

Bài gửi by Mai Dung_QH14B Mon Nov 30, 2009 2:48 pm

Mọi người xem rùi đóng góp ý kiến để t sửa chứ ntn dài quá mà chẳng biết cắt bỏ thế nào đc vì cô cho ghi như thế với hướng dẫn làm như thế .Nếu ko phải cố gắng mà học thui câu 6 t chưa làm Lịch sử QHQT Icon_razz Liên quan đến hình thành hệ thống Véc xai - Oa sinh ton hay sao í . ĐỀ NGHỊ LUÂN GỬI NGAY BÀI LÀM SỬ QHQT CHO TỚ NHÉ ! ĐỂ T XEM QUA.......
Mai Dung_QH14B
Mai Dung_QH14B
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 119
Tiền : 292
Điểm : 0
Join date : 05/11/2009
Age : 34
Đến từ : Hải Dương city

https://qh14b.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Lịch sử QHQT Empty Re: Lịch sử QHQT

Bài gửi by silly Thu Dec 03, 2009 10:34 pm

co' 6 cau thui moi. nguoi` . to' cu' tuong? co' 7 cau ma` . chua lam` ti' j` ka? . chan' qua ' Lịch sử QHQT Icon_pale

silly
Dân đen
Dân đen

Tổng số bài gửi : 4
Tiền : 4
Điểm : 0
Join date : 08/11/2009
Age : 33
Đến từ : Hai Duong

Về Đầu Trang Go down

Lịch sử QHQT Empty Re: Lịch sử QHQT

Bài gửi by Mai Dung_QH14B Fri Dec 04, 2009 6:33 am

câu các cuộc CMTS bỏ rùi e nhé
Mai Dung_QH14B
Mai Dung_QH14B
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 119
Tiền : 292
Điểm : 0
Join date : 05/11/2009
Age : 34
Đến từ : Hải Dương city

https://qh14b.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Lịch sử QHQT Empty Re: Lịch sử QHQT

Bài gửi by silly Sat Dec 05, 2009 8:14 am

chi? co' 5 cau nay` thoi ha? chi.?

silly
Dân đen
Dân đen

Tổng số bài gửi : 4
Tiền : 4
Điểm : 0
Join date : 08/11/2009
Age : 33
Đến từ : Hai Duong

Về Đầu Trang Go down

Lịch sử QHQT Empty Re: Lịch sử QHQT

Bài gửi by Mai Dung_QH14B Mon Dec 07, 2009 7:17 pm

đã hoàn thành xong đề cương sử QHQT nhé ! mọi người vào diễn đàn xem nhé !!!
Mai Dung_QH14B
Mai Dung_QH14B
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 119
Tiền : 292
Điểm : 0
Join date : 05/11/2009
Age : 34
Đến từ : Hải Dương city

https://qh14b.forum-viet.net

Về Đầu Trang Go down

Lịch sử QHQT Empty Re: Lịch sử QHQT

Bài gửi by --•A.Mouse•-- Fri Dec 11, 2009 5:57 pm

DÀi quá-> học khó-> ko cần thiết lắm ( vì time làm bài chỉ có 90p)
--•A.Mouse•--
--•A.Mouse•--
Mod ( Quản lý )
Mod ( Quản lý )

Tổng số bài gửi : 130
Tiền : 265
Điểm : 0
Join date : 09/11/2009
Age : 35
Đến từ : BG

http://www.truongton.net

Về Đầu Trang Go down

Lịch sử QHQT Empty Re: Lịch sử QHQT

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết